Chuyên gia Google nhận định 10 xu hướng Digital Marketing năm 2020

Năm 2020 được các chuyên gia Google đưa ra 10 dự đoán về sự thay đổi về hành vi tiêu dùng, công nghệ mới và xu hướng phát triển của ngành.

1. VIDEO CONTENT “DỄ TIÊU”, DỄ HIỂU

Chia sẻ bởi Martha Ivester – Head of Ads Marketing, Google Northern Europe

TikTok đang ngày càng gây chú ý và trở thành sân chơi thu hút nhiều thanh thiếu niên. Sự phát triển ồ ạt của các ứng dụng chia sẻ video tiết lộ nhiều điều về cách thức người dùng tương tác với nội dung, cũng như những loại nội dung đang thịnh hành. “Thô sơ”, thông minh, sáng tạo và “dễ tiêu”. Nhưng giải pháp nào cho marketers khi sự chú ý của người dùng đang ngắn hơn bao giờ hết?

Một cách dành cho bạn là thay đổi cách storytelling trong quảng cáo – sử dụng các định dạng video siêu ngắn, tạo thành một series, thu hút người xem khám phá và tương tác.

Nhiều thương hiệu, bao gồm Lego và Nike đã áp dụng thành công bài học này trên YouTube. Và năm 2020 sẽ chứng kiến một làn sóng quảng cáo mới theo phương thức này.

2. VOICE ASSISTANTS – TRỢ LÝ GIỌNG NÓI

Chia sẻ bởi Manuel Roman – Head of Consumer Marketing, Google Spain

Trợ lý giọng nói sẽ trở thành một điểm chạm lớn đối với khách hàng trong năm tới. Hiện tại có khoảng 20% dân số Hoa Kỳ sử dụng trợ lý giọng nói, 50% họ sử dụng tìm kiếm giọng nói khi cần tìm thông tin sản phẩm, 35% sử dụng thường xuyên để mua thực phẩm hay quần áo.

Google có nhiều cách khác nhau để giúp các nhà bán lẻ xây dựng nhận diện thương hiệu nhờ vận dụng trợ lý giọng nói, bao gồm:
– Phát triển ứng dụng giọng nói riêng cho thương hiệu
– Thông qua nội dung được index trên cơ sở dữ liệu (Các nội dung digital của thương hiệu được index trên Google có thể được đọc bởi trợ lý giọng nói khi các tìm kiếm được thực hiện. Lưu ý rằng gần 70% yêu cầu được thực hiện bởi trợ lý giọng nói sử dụng ngôn ngữ nói tự nhiên, không phải bằng các từ khóa thông thường mà họ thường gõ tìm trên web).
– Thông qua Google Shopping Action.

Chúng ta đang hướng tới một nền kinh tế đàm thoại, trong đó trợ lý giọng nói đóng một vai trò quan trọng. Bằng cách đáp ứng cảm xúc và nhu cầu của khách hàng tại thời điểm tương tác, các thương hiệu có thể tạo ra nhiều trải nghiệm tức thì và dễ dàng hơn.

3. DIGITAL MARKETING TRANSFORMATION – CHUYỂN ĐỔI MARKETING KỸ THUẬT SỐ

Chia sẻ bởi Julia Solovieva – Director Business Operations, EMEA Emerging Markets, Google Russia

Công nghệ đã thay đổi cuộc sống nhiều hơn những gì ta tưởng. Những gì trước đây chúng ta từng mong đợi ở những sản phẩm, dịch vụ cao cấp, thì giờ đây ta kỳ vọng ở bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào. Chuyển đổi tiếp thị kỹ thuật số là chìa khóa thành công ở hiện tại, và sẽ tiếp tục là một xu hướng trong tương lai.

Google và BCG (Boston Consulting Group) đã phát triển một framework về mức độ phát triển digital để các công ty đo lường chỉ số của mình và đưa ra một kế hoạch phát triển. Samsonite là một doanh nghiệp đã áp dụng thành công vào mô hình của họ.

4. INCLUSIVE MARKETING – MARKETING CHO ĐẠI CHÚNG

Chia sẻ bởi Vincenzo Riili – Country Marketing Director, Google Italy

Người tiêu dùng ngày nay mong chờ nhiều hơn là những thông tin về sản phẩm. Họ còn quan tâm đến quan điểm của thương hiệu về những vấn đề quan trọng cũng như những đóng góp tích cực của thương hiệu. Năm 2020, những vấn đề lớn đòi hỏi sự quan tâm của thương hiệu có thể kể đến biến đổi khí hậu hay phát triển bền vững.

Người tiêu dùng mong muốn được nghe những giọng nói khác nhau. Vì vậy chúng ta nên xem xét về nhiều khía cạnh như bản sắc, văn hóa và đại diện. Các thương hiệu như Axe hay Gillette đã góp phần trong việc thay đổi tư duy toàn cầu.

Năm 2016, Axe tung ra một quảng cáo thay đổi quan niệm của mọi người về sự nam tính. Người ta thường nghĩ nam tính là phải có hình thể cường tráng, phải biết chơi thể thao, nhưng thực ra nam tính là sự tự tin về bản sắc của chính bạn.

Quảng cáo năm 2019 của hãng dao cạo râu Gillette cũng đã rời bỏ hình ảnh người đàn ông có bộ râu được cạo đầy sắc sảo, nam tính, tập trung khuyến khích người ta tự vấn về hành động của họ để trở thành một “người đàn ông tốt nhất có thể”.

5. TẬP TRUNG VÀO TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG TRÊN MOBILE

Chia sẻ bởi Sencer Kutluğ – Head of Client Solutions & Analytics, Google Turkey

Năm 2020, người tiêu dùng mong muốn có được trải nghiệm hoàn hảo trên tất cả các kênh, bao gồm cả thiết bị điện thoại. Tuy nhiên, tỷ lệ chuyển đổi trên mobile hiện đang tăng chậm hơn máy tính. Các nhà tiếp thị muốn đi đầu trong xu hướng mobile có thể:
– Đầu tư vào những công nghệ mới như AMP & PWA
– Điều chỉnh trải nghiệm đối với hành vi tìm kiếm của các đối tượng tiêu dùng khác nhau
– Nắm bắt các kỹ thuật đo lường tiên tiến để xây dựng bản đồ hành vi tiêu dùng (consumer journey map) hiệu quả hơn
– Sử dụng bidding tự động để tối ưu hóa giá thầu của chiến dịch.

6. SỰ MINH BẠCH THƯƠNG HIỆU

Chia sẻ bởi Marion Bernard – Head of Ads Marketing, Google France

60% người thuộc thế hệ Z (những người sinh năm 1995-2005) nói rằng họ muốn thay đổi thế giới. Họ quan tâm đến những vấn đề lớn của xã hội, và họ có tất cả những công cụ cần thiết để tìm hiểu về các thương hiệu xung quanh.

Tại Pháp, cứ 6 người thì có 1 người sử dụng Yuka, một ứng dụng quét mã vạch, minh bạch hóa thông tin sức khỏe về thực phẩm đóng gói. Ngành hàng thời trang cao cấp thì có Good on you, ứng dụng xếp hạng thương hiệu dựa trên “đạo đức” của họ, bao gồm mức độ thân thiện với môi trường, tôn trọng quyền của người lao động và quyền động vật.

Năm 2020 sẽ có một cuộc cạnh tranh giữa các thương hiệu về mức độ minh bạch và những đóng góp của họ cho xã hội.

7. CÁ NHÂN HÓA TRÊN DIỆN RỘNG

Chia sẻ bởi Magda Kotlarczyk – Head of Sales, Google Poland

“Cá nhân hóa” và “diện rộng” là 2 cụm từ nghe có vẻ đối lập với nhau. Các thương hiệu đã thực hiện điều này như thế nào?

Chúng ta đang tiến đến một kỷ nguyên mà marketing truyền thống đang được định hình lại bởi machine learning. Các marketers ngày càng thông minh trong tối ưu trải nghiệm khách hàng và cá nhân hóa. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành cá nhân hóa đối với một phân khúc khách hàng hoặc một dòng sản phẩm nào đó, và đang tiến tới thực hiện trên quy mô khách hàng rộng hơn.

Sử dụng những thông tin có được khi thấu hiểu khách hàng, bạn có thể cá nhân hóa quá trình marketing và làm omnichannel tốt hơn.

Hãng sản xuất xe hơi Škoda là một ví dụ thực hiện thành công cá nhân hóa video quảng cáo của họ trên quy mô lớn.

Họ biến các màu sắc xe thành những viewer personas. Ví dụ, The Romantic (màu trắng bạc) – đại diện cho những người phụ nữ trẻ trung, thanh lịch từ 30 tuổi trở lên, yêu thể thao giữ dáng. Ngoài ra còn có The Naturalist, The Day Dreamer… Họ tạo các quảng cáo True View (người xem được chọn quảng cáo họ muốn xem) trên YouTube với những yếu tố phù hợp với từng persona. Mục đích là để người xem thấy hứng thú và không skip quảng cáo. Kết quả, cost per view giảm và view through rates tăng một cách ngoạn mục.

9. DATA-DRIVEN MARKETING – TIẾP THỊ DỰA TRÊN DỮ LIỆU

Chia sẻ bởi Jannika Bock – Director Client Solutions, Google Central Europe

Trước đây, các marketers có thể sử dụng các công thức đúc kết được từ hoạt động trong quá khứ. Nhưng cách này ngày càng trở nên ít hiệu quả. Người tiêu dùng mong chờ những thông điệp đáp ứng nhu cầu riêng biệt của họ.

Người làm marketing ngày càng có xu hướng sử dụng machine learning và công cụ tự động để có được kết quả kinh doanh. Tương tự, các advertisers biết dùng machine learning để kích hoạt dữ liệu của mình có thể kiểm soát tốt hơn các chiến lược bidding thông qua các mô hình dự đoán. Từ đó họ tập trung hơn vào các chuyển đổi có giá trị nhất để tối ưu hóa ngân sách quảng cáo.

10. LẤY SÁNG TẠO LÀM CHỦ ĐẠO

Chia sẻ bởi Tarek Abdalla – Director of Marketing, Google MENA

Bạn có biết một trong những đoạn quảng cáo truyền hình đầu tiên trong lịch sử là tác phẩm được cải biên lại từ quảng cáo radio? Theo thời gian, digital trở thành một kênh quan trọng, chúng ta tiếp tục cải tiến quảng cáo thành những video ngắn hơn để sử dụng trên môi trường này.

Nhưng để có một chiến dịch digital tiếp cận đến người dùng mạnh mẽ và toàn diện, thay vì chỉnh sửa quảng cáo truyền hình thành những phiên bản ngắn hơn, nói cách khác digital là hàng “dùng lại”, thì hãy nghĩ đến việc đầu tư sáng tạo cho digital.

Năm 2020 sẽ có một sự tập trung mạnh mẽ vào các chiến lược sáng tạo digital dựa trên customer insight. Cách tiếp cận này giúp bạn đo lường linh hoạt và chính xác hơn, không gian cho ý tưởng cũng rộng mở hơn. Nó còn có thể được áp dụng để hiển thị quảng cáo đến đúng người, đúng nơi, đúng thời điểm, cơ hội để làm beta testing và thử nghiệm tại chỗ.

Nguồn: ST

Bài viết liên quan

Lợi ích của marketing online so với marketing truyền thống: Hiệu quả vượt trội hơn với IC Media

Ngày nay, khi mà mọi hoạt động kinh doanh đều liên quan đến không gian trực tuyến, việc chọn lựa giữa marketing online và marketing truyền thống trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. “Lợi ích của marketing online so với marketing truyền thống” không chỉ là một chủ đề quan tâm, mà còn […]

Xem thêm

Truyền thông trực tuyến hiệu quả trọn gói giá rẻ

Truyền thông trực tuyến hiệu quả là cách giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng bền bỉ trước các biến động của thị trường. IC Media đã xây dựng giải pháp truyền thông online cam kết về hiệu quả cho doanh nghiệp Việt. Kể từ khi xảy ra đại dịch Covid 19, […]

Xem thêm

Xu hướng chuyển đổi marketing online: Liệu thương hiệu của bạn có đang bị bỏ lại phía sau?

Xu hướng chuyển đổi marketing online giờ đây không chỉ là sự thay đổi mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả chiến lược tiếp thị của mình. Trong bối cảnh những biến động nhanh chóng của thị trường và sự thay đổi về hành vi người tiêu dùng, việc hiểu […]

Xem thêm

Chuyển đổi số có gì khác so với số hoá?

Trong một vài năm trở lại đây, ngoài việc các cuộc cách mạng 4.0 được bùng nổ mạnh mẽ, chuyển đổi số cũng chính là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất. Trên đường đua đổi mới, các doanh nghiệp được đánh giá là những “anh tài” xuất chúng, luôn tiên phong đưa ra các […]

Xem thêm

Công ty Marketing Online: Giải pháp marketing cho nhiều doanh nghiệp số

Công nghệ số đem lại cho rất nhiều lợi ích cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, dù vậy, marketing online lại là bài toán “đau đầu” của nhiều thương hiệu. Sở dĩ gây “đau đầu” là bởi không phải nhãn hàng nào cũng có đủ kinh phí, thời gian để đào tạo được một […]

Xem thêm