Thuật toán Google Sandbox là gì? Cách khắc phục website bị Sandbox

Google Sandbox là một thuật toán của Google nhằm kiểm soát chất lượng của các website mới. Liệu website của bạn có đang bị Sandbox? Hãy cùng tìm hiểu qua các dấu hiệu nhận biết và cách thoát khỏi “cửa ải” Sandbox dưới đây.

1. Google Sandbox là gì?

Sandbox trong tiếng anh có nghĩa là hộp cát. Google Sandbox là thuật ngữ thường được các SEOer nhắc đến. Thuật toán này được hiểu là một bộ lọc, một “hộp cát” mà Google tạo ra nhằm kiểm soát, quản chế, ngăn chặn việc các website mới có được thứ hạng cao trong trang kết quả của công cụ tìm kiếm Google.

Thuật toán Google Sandbox là gì? Cách khắc phục website bị Sandbox
Google Sandbox là thuật toán mà Google chưa từng chính thức công bố nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến thứ hạng website

Đây có thể được coi như một khoảng thời gian “thử việc” mà Google tạo ra cho website của bạn ngay cả khi bạn đã làm đúng hết mọi thứ, trang web của bạn sẽ không có được thứ hạng cao nếu Sandbox chưa đi qua. Thời gian “thử việc” này thường kéo dài khoảng 2 tháng hoặc có thể lâu hơn.

2. Thuật toán Google Sandbox được phát hiện khi nào?

Tại sao lại dùng từ “được phát hiện”? Có một điều mà ít người biết rằng, Google Sandbox chưa bao giờ được công nhận chính thức từ Google. Tuy vậy, các SEOer vẫn luôn tin rằng thuật toán này thực sự tồn tại.

Vào năm 2004, họ nhận thấy các trang Web mới dù đã được Google lập chỉ mục hợp lệ nhưng chúng không xếp hạng ngay cả đối với các từ khóa và cụm từ cạnh tranh tương đối thấp. Tuy nhiên, những từ khóa này lại được xếp hạng cao trong các công cụ tìm kiếm khác như Bing và Yahoo.

IC Media

Cùng ngẫm kỹ lại, Google luôn muốn cung cấp cho người dùng nội dung có tính xác thực và chất lượng cao. Do vậy, việc Google không tin hoàn toàn vào các trang web mới và đặt chúng vào quá trình “thử việc” một thời gian là hoàn toàn có lý.

Rand Fishkin – Co-founder của Moz tiết lộ rằng Google đã từng gắn Sandbox trên trang MOZ trong khoảng 9 tháng. Mặc dù các backlink mà họ có được hoàn toàn tự nhiên và whitehat.

Vào năm 2014, “hộp cát” của Google nhận được một làn sóng quan tâm khác khi chủ sở hữu trang web và các SEOer lại thấy rằng các trang web mới của họ không được xếp hạng nhanh như trước đây, trên quy mô lớn. Điều này chủ yếu được thảo luận trên các diễn đàn mũ đen và có thể là kết quả của một bộ lọc chống spam khác từ Google.

3. Mục đích ra đời của thuật toán Google Sandbox

3.1. Tạo kết quả tốt nhất cho người dùng

Mang đến cho người dùng những trải nghiệm và kết quả tìm kiếm tốt nhất là mục tiêu mà Google luôn hướng tới. Cũng chính bởi lẽ đó mà Google Sandbox xuất hiện. Nó được tạo ra nhằm ngăn chặn các website kém chất lượng có thứ hạng cao thông qua các thủ thuật spam hoặc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) quá đà.

Những thủ thuật có thể kế đến như: spam keyword trên trang, sử dụng thủ thuật backlink không whitehat.

Thuật toán Google Sandbox là gì? Cách khắc phục website bị Sandbox
Sandbox ra đời nhằm kiểm soát chất lượng nội dung tìm kiếm

3.2. Phạt hoặc loại bỏ các website kém chất lượng

Tốc độ index của Google so với các công cụ tìm kiếm như Bing hay Yahoo được xem là vượt trội hơn cả. Đây có thể vừa là ưu điểm nhưng cũng vừa là nhược điểm của công cụ tìm kiếm này.

  • Việc index nhanh giúp các website có nội dung tốt, chất lượng được xếp hạng cao. Từ đó người dùng có thể dễ dàng tiếp cận được những thông tin chính xác và hữu ích với họ.
  • Tuy nhiên, việc index nhanh này cũng là một yếu điểm của Google. Bởi một số các SEOer mũ đen sẽ lợi dụng cơ hội này để tạo ra các liên kết spam giúp cho website của họ nhanh chóng có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm.

Việc tạo ra “hiệu ứng” Sandbox đối với các website sử dụng hình thức SEO mũ đen là không sai. NHƯNG, sẽ thật không công bằng nếu các website này bị đối thủ chơi xấu và sử dụng các hình thức spam link kém chất lượng.

Chính vì vậy mà hình phạt Google Sandbox này không kéo dài vĩnh viễn. Nó chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giúp Google có thời gian xem xét và đánh giá chất lượng website để đưa ra các quyết định phù hợp hơn.

Cũng trong khoảng thời gian đó, các nhà đầu tư SEO sẽ có cơ hội để nhìn lại những tiêu chí nào là phù hợp hay chưa phù hợp với tiêu chí của Google và sâu xa hơn là mục tiêu mà Google muốn hướng đến – người dùng. Từ đó hoàn chỉnh lại nội dung và chất lượng website.

Người ta thường nói “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”. Nếu website của bạn bị spam, sau một thời gian tình trạng này được khắc phục, “hiệu ứng” Google Sandbox sẽ đi qua. Nhưng nếu website bạn spam và tình trạng này vẫn luôn tiếp tục tái diễn, Google sẽ phạt site của bạn vĩnh viễn.

Vậy, dấu hiệu nào giúp chúng ta nhận biết trang web của mình đã bị rơi vào sandbox?

4. Làm sao để nhận biết website bị Google Sandbox?

4.1. Dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là một số dấu hiệu cơ bản giúp bạn nhận biết xem website của mình có đang bị dính Google Sandbox hay không.

  • Keyword nằm ngoài TOP 100.
  • Website trượt dốc không phanh một thời gian dài dù đã tối ưu mọi cách.
  • Mức độ nặng nhất: Website không hề có bất kỳ kết quả nào khi kiểm tra trên Google.
Thuật toán Google Sandbox là gì? Cách khắc phục website bị Sandbox
Các website mới thường dễ mắc lỗi sandbox mà chủ sở hữu không hay biết

4.2. Kiểm tra bằng công cụ

Hãy thử sử dụng các công cụ tìm kiếm khác ngoài Google như Yahoo, Bing, Cốc cốc hay Firefox để kiểm tra thứ hạng từ khóa website của bạn. Nếu từ khóa vẫn xuất hiện trong TOP 10 hoặc trang 2 của các công cụ tìm kiếm trên.

Nhưng lại hoàn toàn mất tích hoặc nằm ở thứ hạng 300 trở lên trên công cụ tìm kiếm Google. Điều này chứng tỏ khả năng cao website của bạn đã bị dính Google Sandbox.

5. Nguyên nhân khiến website bị dính thuật toán Sandbox của Google

Có một số nguyên nhân khiến website bị dính thuật toán Sandbox của Google. Cụ thể như sau:

  1. Nội dung sao chép, trùng lặp, đường dẫn URL giống nhau: Đây là các yếu tố mà Google sẽ luôn “để ý” trên website của bạn. Để tránh bị dính Sandbox hãy xây dựng nội chất lượng và tránh trùng lặp ngay từ khi website mới được thành lập.
  2. Lượng backlink lớn, tăng đột ngột trong thời gian ngắn: Sẽ không có gì để nói nếu như một website có lượng backlink “nhiều” và “chất”. Nhưng nếu lượng backlink của một website bất ngờ tăng đột ngột kèm theo chất lượng kém, có chứa nội dung cấm, nhạy cảm thì khả năng cao website đó sẽ bị Google đưa vào “chế độ quản chế” Sandbox.
  3. Một số nguyên nhân khác: Ngoài 2 yếu tố trên, việc website bị dính thuật toán Google Sandbox cũng có thể là do các lý do sau:
  • Tối ưu SEO On-Page kém.
  • SEO quá đà cho Website mới.
  • Bị đối thủ chơi xấu.

IC Media

6. Cách khắc phục khi website bị Google Sandbox

Google có quy tắc nghiêm ngặt đối với các website mới khởi tạo. Vì vậy, cũng không quá khó hiểu nếu Google áp dụng Sandbox để xem xét, kiểm tra và đánh giá mức độ phù hợp của website nếu cho nó xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.

Vậy liệu đây có phải một nỗi sợ cho các chuyên gia SEO khi xây dựng website?

KHÔNG, chả có gì đáng sợ cả! “Cây ngay không sợ chết đứng!”.

Nếu bạn là một người làm SEO whitehat và luôn tuân theo các quy định của Google thì cho dù thời gian đầu Google có sử dụng Sandbox để quản chế và xem xét website của bạn, không sớm thì muộn website của bạn cũng thoát khỏi “hộp cát” quản thúc này.

6.1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến website bị coi là spam

Khi phát hiện ra website bị Sandbox, việc đầu tiên các nhà làm SEO cần làm là tìm hiểu nguyên nhân khiến website bị coi là spam.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến website có thể bị rơi vào chế độ quản chế “hộp cát” như đã được nêu bên trên. Tuy nhiên có 2 yếu tố mà các SEOer cần chú trọng quan tâm, bao gồm:

6.1.1. Sự thay đổi bất thường về số lượng backlink và outbound link

Việc website có số lượng backlink và outbound link thay đổi một cách bất thường và đột ngột sẽ khiến cho website của bạn bị “để ý” bởi Google.

Để kiểm tra sự tăng giảm thất thường này, các SEOer có thể sử dụng công cụ như Ahrefs hoặc Google Search Console.

Đối với Backlink: Việc xây dựng cho website một hệ thống backlink chất lượng là điều tốt. Nhưng nếu số lượng backlink bị tăng lên một cách đột ngột cùng với chất lượng backlink tệ thì điều đó bị coi là spam.

Khi xây dựng backlink, các nhà làm SEO nên chú ý:

  • Xây dựng backlink thường xuyên và đều đặn. Tránh tình trạng “đổ bộ” một cách ồ ạt.
  • Backlink cần có độ uy tín cao. Nếu phát hiện các website kém chất lượng hoặc lạ tạo liên kết với website, bạn cần sử dụng công cụ Google Search Console để disavow các website này.
IC Media
SEO không đúng kỹ thuật rất dễ khiến website bị Sandbox

Đối với Outbound link (External link): Các SEOer có thể kiểm tra các link này trong website bằng cách:

Để kiểm tra các link này, các SEOer có thể sử dụng các công cụ như:

  • Kiểm tra external link trên toàn website: Sử dụng công cụ Screaming Frog
  • Kiểm tra external link trên 1 trang cụ thể: Sử dụng công cụ SEOquake.

Việc sử dụng External Link quá độ cũng như không kiểm soát chất lượng link trỏ ra ngoài website sẽ khiến cho Google có thể coi website của bạn là một site vệ tinh. Và site vệ tinh này được dựng lên với mục đích gia tăng sức mạnh và spam cho các trang khác.

6.1.2. SEO quá đà cho website mới

Một số người làm SEO khi bắt đầu làm website mới thường có xu hướng “tối ưu hóa” quá đà với mong muốn nhanh chóng đưa site của mình lên TOP Google. Nhưng việc làm này lại “lợi bất cập hại”. Mục đích đưa website lên TOP chưa thấy đâu, đã thấy nguy cơ bị ông lớn Google đưa vào kiểm soát Sandbox.

Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang tối ưu hóa QUÁ MỨC cần thiết:

  • Sử dụng nhiều thẻ H1 trên 1 trang.
  • Đặt từ khóa chính tại mọi nơi trong văn bản hay nhồi nhét từ khóa ở footer:
  • Sử dụng anchor text quá mức cho internal link
  • Cố gắng kiếm traffic bằng những từ khóa không liên quan đến chủ đề website
  • Trỏ tất cả internal link hoặc backlink đến những trang chính trên menu
  • Liên kết tới những site độc hại

6.2. Khắc phục biến cố, luôn hướng đến mục tiêu SEO Whitehat

6.2.1. Kiên định và bền bỉ

Thoát khỏi “hộp kiểm” Sandbox là cả một quá trình dài và bền bì, nó không chỉ được tính là ngày 1 ngày 2. Thời gian một website bị dính Sandbox thường sẽ kéo dài khoảng 2 – 6 tháng, nhưng đôi khi nó cũng có thể lâu hơn hoặc thậm chí là vĩnh viễn.

Chính vì vậy, các nhà làm SEO cần phải kiên định và bền bỉ khi website bị dính Google Sandbox.

Thuật toán Google Sandbox là gì? Cách khắc phục website bị Sandbox
Khắc phục lỗi Sandbox cần sự kiên trì và bền bỉ

6.2.2. Nhìn lại những điểm website còn thiếu sót

Khoảng thời gian bị dính Sandbox này có thể được coi là một cơ hội tốt giúp các SEOer có thời gian nhìn nhận lại website một cách tổng thể. Đánh giá điểm tốt để phát huy và phát hiện những thiếu sót để sửa đổi.

Đặt cho bản thân một vài câu hỏi sau có lẽ sẽ giúp bạn nhìn nhận vấn đề website đang gặp phải một cách tốt hơn:

  1. Nội dung trên website của bạn có hướng tới người dùng và phục vụ cho mục đích tìm kiếm của người dùng không?
  2. Website của bạn có quá nhiều nội dung trùng lặp và tương tự nhau mà không có gì mới mẻ?
  3. Bạn đang tập trung quá nhiều vào các kỹ thuật SEO hơn content marketing?
  4. Liệu việc bạn đã đặt “Anchor Text” ở đúng những vị trí cần thiết, hợp lý trong bài và có khả năng người dùng sẽ click?
  5. Hay bạn đang đặt quá nhiều và spam?

Trả lời được những câu hỏi trên sẽ giúp bạn có những phương pháp đúng đắn để giúp website thân thiện hơn với Google và người dùng. Và khi thoát khỏi Google Sandbox, website sẽ có được thứ hạng cao, thậm chí là cao hơn cả lúc trước.

IC Media
Duy trì SEO White Hat để thoát lỗi Sandbox

6.2.3. Duy trì và tiếp tục phương pháp SEO WhiteHat

“Có công mài sắt có ngày nên kim”, sự kiên định, bền bỉ cộng với những phương pháp SEO Whitehat sẽ giúp website mang về “trái ngọt”.

Google sẽ bỏ mặc và không quan tâm gì khi website bạn bị phạt Sandbox.

  • KHÔNG! Bạn nhầm rồi.

Khoảng thời gian này Google thậm chí còn theo dõi site của bạn một cách thường xuyên và sát sao hơn để xem những biến chuyển mà nó đang có.

Vì vậy, việc làm tốt nhất và nên được chú trọng lúc này chính là:

  1. Thường xuyên cập nhật những nội dung mới, unique lên website.
  2. Hợp nhất, xóa, cải thiện nội dung mỏng.
  3. Loại bỏ các nội dung trùng lặp, bị tối ưu quá mức.
  4. “Từ chối” các liên kết ngược có hại.
  5. Bù đắp lượng organic traffic bị giảm do giảm thứ hạng trong SERP bằng cách tăng traffic từ các nguồn khác:
  • Social traffic: Chia sẻ các bài viết chất lượng trên trang lên các trang mạng xã hội. Điều này giúp website cải thiện và tăng lượng social traffic về trang.
  • Referral traffic: Đặt các banner quảng cáo trên các trang web có lượng truy cập lớn hằng ngày và có liên quan đến chủ đề website để thu về Referral Traffic cho trang.
  • Direct Traffic: Quảng cáo cho thương hiệu bằng các hình thức marketing online và offline khác như email marketing để gia tăng Direct Traffic vào trang.
  • Sử dụng Google Ads để tăng lượng truy cập vào trang.

7. Làm sao giúp website tránh bị Google Sandbox

Đối với các SEOer, có lẽ mối quan tâm nhiều hơn cả là việc làm sao để giúp website tránh khỏi việc bị Google Sandbox. Các nhà làm SEO sẽ chẳng bao giờ can tâm nhìn website của mình bị chịu hình phạt từ Google để rồi lượng traffic bỗng dưng tuột dốc một cách thảm hại, kèm theo thứ hạng từ khóa đột nhiên “bốc hơi” khỏi công cụ tìm kiếm.

Dưới đây là một số cách phổ biến giúp Website của bạn tránh bị Google Sandbox

7.1. Mua lại các domain có tuổi đời cao

Bởi Google Sandbox thường nhắm đến các website mới, sự uy tín còn thấp và có ít lượng backlink trỏ về. Vậy nên việc mua lại các domain cũ, có tuổi đời cao hoặc hết hạn sẽ là một cách giúp website của bạn tránh khỏi việc bị Google gắn Sandbox.

Có một điều cần lưu ý các domain này cần có một lịch sử sạch, không dính “tiền án” spam nào trước đây. Đồng thời, các SEOer cũng nên chọn mua lại các domain có cùng lĩnh vực, chủ đề, mục đích xây dựng website hiện tại của doanh nghiệp. Việc này giúp đem lại hiệu quả tốt hơn cho các nhà làm SEO.

7.2. Viết nội dung độc đáo, mới lạ

Nội dung vẫn luôn là một trong những yếu tố mà Google quan tâm nhất đối với một website. Việc xây dựng các nội dung có chủ đề liên quan đến doanh nghiệp của bạn với chất lượng cao sẽ là yếu tố giúp website tránh được việc bị dính Google Sandbox.

Các nội dung nên được cập nhật mới thường xuyên và tránh trùng lặp. Đồng thời việc thông báo DCMA là cần thiết nếu bạn phát hiện có bất kỳ website nào đang ăn cắp nội dung trên site của bạn.

IC Media
Viết nội dung sáng tạo, độ unique cao là giải pháp hiệu quả cho website bị Sandbox

7.3. Nhận và thu thập các liên kết chất lượng, uy tín

Các liên kết và mà website nhận hay trỏ ra ngoài cần đảm bảo yếu tố uy tín và chất lượng.

Các liên kết này nên bắt nguồn từ những diễn đàn, trang báo uy tín hoặc các trang có đuôi .gov hoặc .edu. Đặc biệt là những trang có lượng truy cập lớn.

Điều quan trọng hơn cả là những liên kết này cần phải được đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Xây dựng liên kết nên được thực hiện một cách vững chắc và chậm rãi, tránh thực hiện ồ ạt.
  • Liên kết từ những trang phù hợp, có cùng chủ đề, lĩnh vực với website. Ví dụ: Website về mỹ phẩm thì backlink nên đến từ các diễn đàn về mỹ phẩm, chứ không phải diễn đàn nấu ăn.
  • Backlink phải thật tự nhiên. Thời điểm đầu có thể xây dựng backlink từ social network. Sau dần, nên xây dựng backlink whitehat từ các diễn đàn, forum, bài viết trên báo, guest post v.v…

7.4. Tránh tối ưu từ khóa quá mức

Việc tối ưu mật độ từ khóa quá mức và dày đặc sẽ bị Google cho là bạn đang spam và đưa site của bạn vào chế độ quản thúc “Sandbox”. Mọi thứ sẽ là hoàn hảo khi được thực hiện một cách đúng, vừa và đủ.

Từ khóa chính của bạn chỉ nên xuất hiện tối đa 5 lần trong bài viết chứa 1000 chữ. Ngoài ra, chúng nên được đặt tự nhiên, hợp ngữ cảnh và phân bố đều trong bài viết.

Nếu bạn muốn xây dựng một website chuẩn SEO và thoát khỏi thuật toán Sandbox dễ dàng hơn thì hãy liên hệ với IC Media. Là đơn vị có bề dày kinh nghiệm về SEO, đồng thời nắm rõ các thuật toán của Google, IC Media cam kết giúp bạn sở hữu website chuẩn SEO, độ trust tổng thể cao và không mắc lỗi Sandbox.

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

IC Media – Đồng hành cùng sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp

Hotline: 0383.880.969

Email: tuvan.icmedia@gmail.com

Địa chỉ: Số 19 ngõ 219 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội

Website: icmedia.vn

Nguồn: Sưu tầm

Bài viết liên quan

Hướng dẫn quản trị website WP (Phần 2)

Menu WordPress là nơi mà bạn có thể thêm đường dẫn liên kết trang ( Trang chủ, Sản phẩm, Liên hệ …); Đường dẫn một bài viết; Đường dẫn tùy chỉnh bất kỳ (đường dẫn trang cá nhân Facebook, đường dẫn video Tiktok, …) vào Website. Giúp người dùng khi truy cập Website có thể linh […]

Xem thêm

Hướng dẫn quản trị website WP (Phần 1)

Thiết kế website WordPress mã nguồn mở là sự lựa chọn của rất nhiều doanh nghiệp. Chi phí hợp lý, dễ sử dụng, Web chuẩn SEO là các điểm mạnh của WordPress. Trong bài viết này, IC Media sẽ hướng dẫn chi tiết cách quản trị và sử dụng website WordPress cơ bản. Cách đăng […]

Xem thêm

SEO và SEM là gì? Phân biệt 2 công cụ marketing hiệu quả của mọi doanh nghiệp

SEO và SEM là 2 công cụ được sử dụng thường xuyên nhất trong các chiến dịch marketing online. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ khái niệm của 2 thuật ngữ này. Hãy cùng IC Media tìm hiểu ngay dưới đây để làm chủ chiến dịch marketing của công ty bạn. Marketing […]

Xem thêm

Activation Brand là gì? Khám phá những điều thú vị về kích hoạt thương hiệu

Kích hoạt thương hiệu (Brand Activation) là phương pháp tạo nên đột phá trong xây dựng thương hiệu. Nhiều thương hiệu lớn đã bắt đầu triển khai hoạt động này và thu được hiệu quả đáng kinh ngạc. Tìm hiểu ngay về Brand Activation và các hình thức thực hiện ngay dưới đây. Activation Brand […]

Xem thêm

Buzz Marketing là gì? Làm thế nào để nổi bần bật nhờ Buzz Marketing mà không phản cảm?

Buzz Marketing là chiến thuật giúp doanh nghiệp trở nên nổi tiếng vô cùng nhanh chóng. Nhưng đây cũng là “con dao hai lưỡi” nếu doanh nghiệp không khai thác đúng khác. Vậy làm thế nào để gây bão với Buzz Marketing mà không gây phản cảm với công chúng? Hãy cùng tìm hiểu tường […]

Xem thêm