Chiến lược marketing thương hiệu hiệu quả 

Chiến lược marketing thương hiệu là cách để người tiêu dùng có thể nhận biết và ghi nhớ một thương hiệu của cá nhân hay doanh nghiệp. Nó cần phải có một quá trình xây dựng, nâng cao giá trị hình ảnh thương hiệu theo nhiều giai đoạn khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số bước xây dựng chiến lược marketing thương hiệu sao cho hiệu quả trong thời buổi công nghệ kỹ thuật số hiện nay.

1. Chiến lược marketing thương hiệu là gì? Sự khác nhau giữa chiến lược marketing thương hiệu và chiến lược marketing sản phẩm.

1.1 Chiến lược marketing thương hiệu là gì?

Chiến lược marketing thương hiệu là xây dựng các kế hoạch cho các hoạt động truyền thông, quảng bá tập trung vào nâng cao giá trị thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp hoặc là thương hiệu của doanh nghiệp bằng các chiến lược marketing truyền thông online tổng thể. Nhằm định vị được thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng, khẳng định vị thế độc tôn của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, gây ấn tượng đối với khách hàng mục tiêu của mình .

1.2 Sự khác nhau giữa chiến lược marketing thương hiệu và marketing sản phẩm

Ngay từ cái tên của hai chiến lược chúng ta đã thấy được sự khác nhau rõ rệt. Chiến lược marketing thương hiệu chủ yếu tập trung vào các hoạt động marketing, củng cố niềm tin và thế mạnh thương hiệu có hiệu quả đòi hỏi khả năng truyền tải một định vị, một thông điệp rõ ràng và hấp dẫn cũng như khả năng thu thập và phân tích dữ liệu hỗ trợ cho thông điệp qua các chiến lược Digital Marketing và chiến lược quảng bá offline.

Còn chiến lược marketing sản phẩm là nền tảng phác thảo toàn bộ vòng đời sản phẩm, từ phát triển khách hàng đến ra mắt. Chiến lược thể hiện các phác thảo đối tượng, thị trường và giá trị sản phẩm. Mặc dù có một chiến lược ban đầu rất quan trọng, một người quản lý sản phẩm giỏi luôn sẵn sàng điều chỉnh chiến lược để phù hợp với phản hồi của khách hàng.

2.Tại sao cần phải xây dựng chiến lược marketing thương hiệu

Xây dựng chiến lược marketing thương hiệu cho thấy đẳng cấp, niềm tin cũng như lợi thế của doanh nghiệp trong thị trường đầy cạnh tranh. Nó mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích như:

  • Giúp làm tăng giá trị thương hiệu
  • Tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng tiềm năng
  • Giúp hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng
  • Cho phép việc ra mắt sản phẩm mới hoặc mở rộng thương hiệu
  • Tăng độ trung thành của khách hàng hiện tại, dễ dàng tiếp cận khách hàng mới

3.Các bước xây dựng chiến lược marketing thương hiệu

Xác định khách hàng mục tiêuKhách hàng mục tiêu (hay còn gọi là thị trường mục tiêu) là nhóm khách mà doanh nghiệp của bạn hướng tới. Nhóm khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ sản phẩm của bạn và có thể chi trả cho dịch vụ, sản phẩm để đáp ứng nhu cầu bản thân.

Định vị thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranhBên cạnh việc xác định và nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Bạn còn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình. Bao gồm tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu và theo dõi các hoạt động truyền thông. Cùng với đó là xác định vị trí của đối thủ trong suy nghĩ của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp xác định được các xu hướng và nhu cầu trên thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp, sáng tạo và khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Giúp thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của mình thay vì các đối thủ cạnh tranh.

Xác định xu hướng: Xu hướng của thị trường là việc thay đổi, di chuyển hướng đi của thị trường. Đối với mỗi ngành hàng, mỗi loại hình dịch vụ lại có những xu hướng khác nhau. Bạn cần đổi mới hướng đi nếu bạn không muốn ở phía sau thị trường.

Xác định cơ hội trên thị trường mục tiêuTừ việc xác định các xu hướng của thị trường mục tiêu. Và cũng cần xác định cơ hội của doanh nghiệp mình trên thị trường. Việc xác định thông qua quá trình phân tích và nhận biết những biến đổi của thị trường. Từ đó, dữ liệu các hướng đi, các chiến lược và đối thủ có thể để ý tới và khai thác. Tìm hướng đi đúng đắn, phù hợp, sáng tạo, tạo ra cơ hội đặc biệt cho doanh nghiệp của mình. Những cơ hội hấp dẫn với doanh nghiệp của bạn cần phải đáp ứng một số yếu tố như: ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing, tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu: Hệ thống giá trị cốt lõi là những yếu tố thiết yếu và lâu dài. Là bộ quy tắc hướng dẫn chi tiết, định hướng hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp. Muốn thương hiệu bền vững thì bạn phải trả lời được câu hỏi: Đâu là niềm tin, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn? Nếu không có yếu tố này thì doanh nghiệp của bạn khó có thể tồn tại lâu trong tâm trí khách hàng cũng như trên thị trường.

Xây dựng định vị thương hiệu: Xây dựng định vị thương hiệu là bước quan trọng nhất trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Định vị thương hiệu là điều mà doanh nghiệp muốn khách hàng liên tưởng tới khi nhắc đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Là việc tạo nên vị thế khác biệt của doanh nghiệp của bạn so với các đối thủ. Bạn có thể định vị thương hiệu dựa trên:

  • Định vị thương hiệu dựa vào chất lượng
  • Định vị dựa vào giá trị
  • Định vị dựa vào tính năng
  • Định vị dựa vào mối quan hệ
  • Định vị dựa vào mong ước
  • Định vị dựa vào vấn đề/ giải pháp
  • Định vị dựa vào đối thủ
  • Định vị dựa vào cảm xúc
  • Định vị dựa vào công dụng của sản phẩm, dịch vụ.

Xây dựng nhận diện thương hiệuXây dựng nhận diện thương hiệu là việc tạo ra sự khác biệt. Cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó không giống bất kỳ thương hiệu nào, tạo ấn tượng với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy tạo ra cái riêng sự khác biệt thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua: tên thương hiệu, logo, slogan, thông điệp,…Để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đạt kết quả cao, cần chú các yếu tố:

  • Dễ nhớ
  • Có ý nghĩa
  • Dễ chuyển đổi
  • Dễ thích nghi
  • Dễ bảo hộ

Quản trị thương hiệu: Đây là một bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Sau khi bạn đã có một thương hiệu bạn cần liên tục làm mới nó. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào, nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, với thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. Quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn là điều tất yếu nếu muốn sống sót.

4. Doanh nghiệp nào cần xây dựng chiến lược marketing thương hiệu?

Trừ phi bạn là công ty độc quyền tại một thị trường hoàn toàn không có đối thủ cạnh tranh và sản phẩm thay thế, khi người tiêu dùng không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ bạn, khả năng cao là bạn sẽ cần 1 chiến lược thương hiệu. Trái ngược với suy nghĩ rằng doanh nghiệp nhỏ và startup không cần chiến lược thương hiệu, việc xây dựng thương hiệu ngay từ khi bắt đầu sẽ giúp xác định rõ thế mạnh cạnh tranh, khác biệt hóa so với đối thủ, và giúp hình thành niềm tin từ khách hàng, từ đó thúc đẩy doanh thu và thị phần. Ngược lại, các doanh nghiệp lớn cũng cần có chiến lược marketing thương hiệu vì môi trường kinh doanh và đối thủ luôn thay đổi, không có gì đảm bảo khách hàng sẽ luôn yêu quý bạn.

IC Media có kinh nghiệm giúp nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược khác biệt, củng cố năng lực cạnh tranh, và đạt được các mục tiêu kinh doanh khác nhau. Chúng tôi làm điều này nhờ triết lý coi thương hiệu là nền tảng cốt lõi, quy định tất cả các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, thay vì chỉ là một chức năng của Marketing. Hãy liên hệ với các chuyên gia thương hiệu tại IC Media qua hotline 0383.880.969 ngay hôm nay để nhận được tư vấn chiến lược thương hiệu bài bản nhất.

IC Media – Đồng hành cùng sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp

Hotline: 0383.880.969

Email: tuvan.icmedia@gmail.com

Địa chỉ: Số 19 ngõ 219 Trung Kính – Cầu Giấy – Hà Nội

Website: icmedia.vn

ĐKKD: Số 19, ngõ 219 Trung Kính, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

VPGD: Tầng 11 toà nhà Việt Á, số 9 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Bài viết liên quan

Lợi ích của marketing online so với marketing truyền thống: Hiệu quả vượt trội hơn với IC Media

Ngày nay, khi mà mọi hoạt động kinh doanh đều liên quan đến không gian trực tuyến, việc chọn lựa giữa marketing online và marketing truyền thống trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. “Lợi ích của marketing online so với marketing truyền thống” không chỉ là một chủ đề quan tâm, mà còn […]

Xem thêm

Truyền thông trực tuyến hiệu quả trọn gói giá rẻ

Truyền thông trực tuyến hiệu quả là cách giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng bền bỉ trước các biến động của thị trường. IC Media đã xây dựng giải pháp truyền thông online cam kết về hiệu quả cho doanh nghiệp Việt. Kể từ khi xảy ra đại dịch Covid 19, […]

Xem thêm

Xu hướng chuyển đổi marketing online: Liệu thương hiệu của bạn có đang bị bỏ lại phía sau?

Xu hướng chuyển đổi marketing online giờ đây không chỉ là sự thay đổi mà còn là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả chiến lược tiếp thị của mình. Trong bối cảnh những biến động nhanh chóng của thị trường và sự thay đổi về hành vi người tiêu dùng, việc hiểu […]

Xem thêm

Chuyển đổi số có gì khác so với số hoá?

Trong một vài năm trở lại đây, ngoài việc các cuộc cách mạng 4.0 được bùng nổ mạnh mẽ, chuyển đổi số cũng chính là từ khóa được nhắc đến nhiều nhất. Trên đường đua đổi mới, các doanh nghiệp được đánh giá là những “anh tài” xuất chúng, luôn tiên phong đưa ra các […]

Xem thêm

Công ty Marketing Online: Giải pháp marketing cho nhiều doanh nghiệp số

Công nghệ số đem lại cho rất nhiều lợi ích cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, dù vậy, marketing online lại là bài toán “đau đầu” của nhiều thương hiệu. Sở dĩ gây “đau đầu” là bởi không phải nhãn hàng nào cũng có đủ kinh phí, thời gian để đào tạo được một […]

Xem thêm